Tìm Hiểu CPC Là Gì?

Tầm quan trọng của CPC


Bạn đang làm Marketing Online?
Bạn đang dự định lên kế hoạch cho những quảng cáo trực tuyến của mình?
Có 03 hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất trên Google Adwords là: CPC, CPM và CPA. Trong bài này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về CPA - một trong ba hình thức quảng cáo này nhé!

tìm hiểu về google adwords


CPC LÀ GÌ?

CPC là viết tắt của Cost per click (hay còn gọi là PPC – Pay Per Click) có nghĩa là trả tiền trên mỗi click chuột vào quảng cáo, là một hình thức quảng cáo của Google Adwords. Khi bạn đăng kí từ khóa với Google, website của bạn sẽ được hiển thị cùng với chữ [QC] (hoặc [Ad] với phiên bản tiếng Anh) bên cạnh khi người dùng tìm kiếm từ khóa đó trên công cụ tìm kiếm Google. Nếu người dùng click chuột vào đường link website của bạn, bạn sẽ phải trả cho Google một khoản chi phí. 
Ngoài ra Google Adwords còn có 02 hình thức quảng cáo khác là CPM và CPA.
1.       CPM là viết tắt của Cost per Mile hay Cost per thousand impressions có nghĩa trả tiền trên mỗi 01 ngàn lần hiển thị. Ví dụ:
Tổng số tiền để đặt quảng cáo là $30
Có 300.000 lượt xem.
Quảng cáo CPM sẽ tính toán CPM = $30/(300.000/1000) = $0,1
2.       CPA là viết tắt của Cost per acquisition hay Cost per action có nghĩa là trả tiền trên mỗi hành động, tương tác, mục tiêu được chuyển đổi. Đối với hình thức này, bạn chỉ phải trả tiền khi khách hàng thực hiện các hành động đặc biệt như: thanh toán, chấp nhận một bản đăng ký,…

ƯU ĐIỂM CỦA CPC

CPC được xem như là hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất. Theo thống kê, công suất của CPC ở mức cao nhất so với các hình thức khác. Bởi vì hơn 95% người dùng internet sử dụng công cụ tìm kiếm Google  để tìm những gì họ cần. Vì vậy, hình thức quảng cáo CPC luôn đạt hiệu quả rất cao.
Ngoài ra, CPC được ưa chuộng cũng bởi vì chi phí được tính theo từng lần click chuột của người dùng mạng. Do đó, doanh nghiệp chỉ tốn nhiều chi phí khi có nhiều lượt truy cập website thông qua quảng cáo trên Google.
CPC được Google tính phí theo hình thức đấu thầu từ khóa. Nếu bạn muốn website của bạn hiện lên trên top cao, bạn có thể chi ra nhiều tiền hơn các doanh nghiệp khác. 
Ngân sách chi cho CPC để lên top có vẻ hơi cao nhưng ngược lại bạn có thể nhận nhiều thông tin hữu ích thu được từ quảng cáo của bạn trên Google như: ai click và không click vào quảng cáo của bạn và các thông tin chi tiết khác như các loại trình duyệt, ngôn ngữ, địa chỉ IP, thời gian, vị trí địa lý và các số liệu khác.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA CPC

Như đã đề cập ở phần ưu điểm, CPC được tính phí theo hình thức đấu thầu. Vì vậy, nếu bạn có ngân sách ít và những doanh nghiệp đối thủ đấu thầu cùng từ khóa đó với ngân sách cao hơn, khi đó quảng cáo của bạn có thể bị đẩy xuống thấp và làm giảm khả năng nhìn thấy của người dùng Google. Do đó, để đứng ở vị trí top khi quảng cáo Google, có thể bạn sẽ phải trả một khoản phí rất cao.
Một điều quan trọng cần cân nhắc khi thực hiện quảng cáo CPC đó là bạn cần phải có những chiến lược marketing khác trên chính website của bạn. Bởi vì, khi người dùng click chuột vào quảng cáo của bạn, họ sẵn đến thẳng website của bạn, và bạn sẽ phải chịu một khoản phí cho mỗi click chuột đó. Nhưng điều này không có nghĩa rằng “người dùng internet” đó sẽ trở thành “khách hàng” của bạn.

Khách hàng cần thấy được lợi ích của họ sau khi click vào quảng cáo CPC

Có khả năng rất cao là người dùng sẽ chỉ lướt qua website của bạn trong vài phút, và thậm chí là vài giây và sau đó thoát ra mà không để lại bất kì thông tin hay tương tác nào. Khi đó, hiển nhiên bạn đã bị tổn thất một khoản chi phí đáng kể. Do đó, để khắc phục nhược điểm này, doanh nghiệp cần phải kết hợp nhiều phương pháp marketing để làm cho website thu hút, hấp dẫn và kêu gọi được hành động của người dùng khi ghé thăm website của bạn.
CPC chỉ là một trong những hình thức quảng cáo trực tuyến. CPC có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm đặc trưng. Do đó, để hoạt động marketing online đạt được hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần biết cách kết hợp các công cụ và phương pháp marketing khác nhau để tạo ra hiệu quả tối ưu. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Xem thêm >> tìm hiểu về google adwords


Đăng nhận xét