Tìm hiểu về CPM (Cost Per A Thousand Impression)
Bạn đang học vể marketing? Bạn đang dùng các công cụ quảng cáo cho việc kinh doanh của mình? Vậy bạn có từng nghe đến quảng cáo CPM chưa? Hãy cùng MOA tìm hiểu tất tần tật về CPM nhé!
CPM (Cost per a thousand impression) là gì?
Đầu tiên chúng ta phải hiểu CPM là một thuật ngữ quảng cáo truyền thống, CPM là viết tắt của cụm từ Cost per a thousand impression, tức là quảng cáo thu phí dựa trên số lần bạn chạy quảng cáo, cứ 1000 lần thì nhà chạy quảng cáo sẽ thu lại số tiền tương ứng. CPM rất tuyệt vời trong việc tạo sự chú ý đối với một thương hiệu hay một ứng dụng.
Ví dụ như: khi bạn chạy quảng cáo trên facebook , cứ 1000 lần hiển thị facebook sẽ thu phí 600 đồng, tức là nếu ngày hôm đấy bạn chạy quảng cáo 5000 lần, facebook sẽ thu phí CPM của bạn là 3000 đồng.
Xem thêm:>>Tiếp Thị Lại (Remarketing) Là Gì?
Ưu điểm của CPM là gì?
CPM thường là lựa chọn hàng đầu của các nhà quảng cáo để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp tới số lượng người dùng lớn. CPM, đa phương tiện và video thường được kết hợp cùng với nhau có nhiệm vụ phát tán nhanh chóng thông điệp của sản phẩm.
Khi lựa chọn CPM, quảng cáo của bạn hiển thị thường xuyên, mọi người click vào đó, click “Like” trang fan page của bạn, và bạn có thể dễ dàng thu hút hàng nghìn fan vào trang và like trang của bạn có cùng sở thích đó. CPM là loại quảng cáo đơn giản, dễ sử dụng, dễ kiếm tiền và có thể đặt trên mọi loại blog và website.
Bạn không cần làm gì khác ngoài việc đặt quảng cáo trên blog cho chúng hiển thị, việc tìm kiếm nhà quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán, … đều đã có các hệ thống quảng cáo làm.
Nhược điểm của CPM là gì?
Xét về tính hiệu quả cho thương hiệu, CPM chỉ thích hợp khi bạn muốn quảng cáo những mặt hàng mới, khi bạn muốn tổ chức các sự kiên đặc biệt và cần nhiều người biết đến. Hoặc khi thương hiệu của bạn mới phát triển cần tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu hơn.
Xét về tính hiệu quả chi phí, vì CPM là một hình thức trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu blog hay website của bạn có ít người xem và số lượng page view của bạn không nhiều thì bạn sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu từ nó.
Ngoài ra, một số hệ thống quảng cáo còn yêu cầu mỗi ngày hoặc mỗi tháng bạn phải có tối thiểu bao nhiêu người truy cập hoặc bao nhiêu page view thì mới chấp nhận cho bạn tham gia. Cho nên, nếu bạn có ít người truy cập thì không phải lúc nào bạn cũng tham gia được hình thức quảng cáo này. Do đó, CPM không phải lúc nào cũng luôn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo.
Cách tính CPM thế nào?
Giả định, chúng ta có một chiến dịch đang cần hoạch định. Thí dụ:
Tổng số tiền để đặt quảng cáo là $50
Có 500.000 lượt xem.
Quảng cáo CPM sẽ tính toán CPM = $50/(500.000/1000) = $0,1
Tuỳ từng chủ trang web, báo điện tử hay phương tiện quảng cáo đưa ra quy định như giá của vị trí đặt banner quảng cáo, từ khóa, giá thầu… và các chính sách đi kèm, mức giá của các gói CPM sẽ khác nhau.
Tương tự như vậy, bạn có thể tính giá dựa trên tiền Việt Nam.
Các phương tiện quảng cáo trực tuyến lớn và đầy đủ hệ thống chuẩn như Google hay Facebook đều có đủ công cụ để bạn đấu giá và ước tính được CPM ngay từ đầu chiến dịch, không cần biết cách tính và công thức. Tuy nhiên, có thể nói đây là công thức căn bản cần biết nên mỗi người làm nghề quảng cáo cũng nên thử qua và ghi nhớ.
Hi vọng với những chia sẻ về CPM giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo này và áp dụng hiệu quả. Chúc bạn thành công.
Xem thêm thông tin tại:
Học Viện MOA: Chuyên Đào Tạo Marketing Online "Cầm Tay Chỉ Việc"
Địa chỉ: 2 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Hotline 1: 0913 881 343
Hotline 2: 0903 488 343
Chúc các bạn thành công!
Đăng nhận xét