Hiểu Chút Thuật Ngữ - Thấu Cả Facebook

Thấu hiểu thuật ngữ giá trị trong Facebook Ads

Bạn là ai?

Bạn là người mới tập tành kinh doanh online trên Facebook? Bạn là người muốn kiếm hàng trăm đơn hàng mỗi ngày bằng Facebook Ads? Bạn là người đang loay hoay tìm hiểu làm thế nào để chạy quảng cáo trên Facebook một cách hiệu quả? Hay chỉ đơn giản bạn là một người muốn học Facebook Ads để phục vụ cho công việc của mình tại công ty?... Dù là ai đi chăng nữa thì khi bạn một người mới bước chân vào thế giới của Facebook, bạn cần phải hiểu rõ Facebook, bạn mới có thể chiến cùng Facebook để đạt được mục tiêu của riêng mình. Vì vậy, bài viết này cung cấp cho bạn một số thuật ngữ quan trọng khi bạn chạy quảng cáo trên Facebook, thấu hiểu thuật ngữ là bạn đã nắm được 50% thế giới Facebook trong tay rồi.

Thấu hiểu thuật ngữ giá trị trong Facebook
Thấu hiểu thuật ngữ giá trị trong Facebook Ads

Những thuật ngữ khi tạo chiến dịch quảng cáo

- API Quảng cáo - API Quảng cáo cho phép bạn tạo và quản lý quảng cáo trên Facebook theo kế hoạch.
- Ads Manager - Đây là trình quản lý quảng cáo, là nơi khởi tạo và thiết lập quảng cáo.
- Ad set  – một nhóm quảng cáo có nhiều Ad.
- Ad  – những mẫu quảng cáo bằng hình ảnh thông điệp bạn muốn gửi đến khách hàng.
- Campaign  – một chiến dịch quảng cáo có thể có nhiều Ad và Ad set
- Buying type – kiểu mua của bạn như thế nào, cách bạn lựa chọn hình thức trả phí cho chiến dịch quảng cáo của bạn
- Fixed Price  – bạn sẽ đưa ra mức giá cố định tức là bạn đưa ra một ngân sách tổng và mua số lượt hiển thị quảng cáo từ Facebook
- Ad Auction – Đấu giá quảng cáo là phần rất quan trọng, bạn tiến hành đặt giá thầu để hiển thị quảng cáo của mình tới khách hàng mục tiêu

Những thuật ngữ trong thiết lập quảng cáo

- Targeting - khách hàng mục tiêu mà quảng cáo của bạn nhắm tới.
- Customer Audience - nhóm khách hàng mục tiêu từ nhiều nơi như email, website,…
- Saved Target Group - nhóm đối tượng đã lưu nhóm những khách hàng mục tiêu có cùng đặc điểm, sở thích, hành vi,…
- Lookalike Audience - đối tượng tương tự là những người dùng Facebook có đặc điểm tương tự với
- Budget - ngân sách là số tiền bạn sẽ chi cho cho quảng cáo của mình. Có 2 loại Budget chính:

  • Ngân sách mỗi ngày (Daily Budget) - Đây là khoản tiền bạn muốn chi tiêu dành cho quảng cáo trong 1 ngày.
  • Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget) - Tùy theo chiến lược quảng cáo mà bạn chọn cách tính ngân sách phù hợp cho mình. Nói dễ hiểu, bạn sẽ dàn trải ngân sách trong 1 khoảng thời gian nhất định.

- Estimated Daily Reach - Lượng tiếp cận hàng ngày, bạn sẽ ước tính số lượng khách hàng nhìn thấy quảng cáo của bạn mỗi ngày.
- Potential Reach - Phạm vi tiếp cận tiềm năng là số khách hàng mục tiêu có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn.
- CPA (Cost Per Action) - Số tiền phải trả khi khách hàng có hàng động tương tác với quảng cáo của bạn
- CPM (cost per 1,000 impresstion) - Hay còn gọi là Cost Per Mille, Cost Per 1000 Impression – Là số tiền phải trả cho 1000 lần quảng cáo hiển thị đến khách hàng mục tiêu.
- CPC (cost per click) - Số tiền bạn phải trả cho mỗi lần khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo.
- Optimized For - Bạn lựa chọn hình thức thanh toán để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả quảng cáo
- Daily Unique Reach - Tiếp cận 1 lần túc là bạn sẽ trả phí để mỗi khách hàng chỉ nhìn thấy quảng cáo 1 lần trong ngày.
- PPE (Page Post Enagement) - dân trong nghề gọi là chạy quảng cáo tăng tương tác. PPE là hình thức chạy quảng cáo trên Facebook nhằm tối ưu lượng tương tác với bài viết.

Những thuật ngữ giúp bạn chạy và đánh giá quảng cáo

- CTR (Click Through Rate) - Hay còn gọi là Tỉ lệ nhấp chuột vào liên kết khi quảng cáo trên Facebook.
- Conversion Value - giá trị chuyển đổi là giá trị mà tương tác của khách hàng với quảng cáo mang về cho bạn ( có thể thiết lập trong phần cài đặt Pixel theo dõi chuyển đổi).
- Impression - chính là lượt hiển thị, bạn sẽ phải xác định số lần quảng cáo của bạn được hiển thị tới khách hàng.
- Total Spent  - Tổng số tiền bạn đã chi tiêu cho một nhóm quảng cáo trong một nhóm quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định
- Relevance Score - Điểm phù hợp là điểm số đánh giá cho quảng cáo của bạn. Facebook xét trên thang điểm 10 trên 500 lượt tiếp cận đầu tiên.
- Reach - Lượt tiếp cận là số người nhìn thấy quảng cáo của bạn hiển thị
- Result - Kết quả của số lượng hành động được đưa ra nhờ quảng cáo. Kết quả được tính dựa trên mục tiêu mà bạn đặt ra.

Một số chỉ số cần tính khi chạy quảng cáo trên Facebook

- Cách tính tỉ lệ nhấp chuột CTR như sau:

CTR = (Số lần nhấp chuột / số lần hiển thị quảng cáo)*100%. 

- Cách tính chi phí Cost như sau:

Cost = Tổng chi tiêu/Kết quả

- Cách tính lượt hiển thị (Impresssion) như sau:

Lượt hiển thị = Lượt tiếp cận * Tần suất

Tổng Kết

Qua những chia sẻ ở trên, bài viết đã tóm tắt một số thuật ngữ quan trọng trong Facebook Ads mà bạn cần biết. Khi bắt đầu vào một cuộc chinh chiến, hiểu được thế trận sẽ giúp bạn chiến thắng. Vậy thuật ngữ chính là bước đầu tiên bạn bắt đầu để có thể tiến tới những cái điều khó hơn trong việc hiểu một thế trận đấy!

 Bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức Facebook Marketing trước khi bước vào cuộc chiến tại đây ---> https://moavn.com/facebook-marketing
Chúc bạn thành công!

HỌC VIỆN MOA - HỌC ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC




Học Viện Moa 
Địa chỉ: 02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn



Xin đừng làm ngơ với SEO Autdit

Bạn có biết

Website chuẩn SEO không gặp lỗi nào, tốc độ website load nhanh, lưu lượng truy cập ổn định,… là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy SEO và thúc đẩy doanh số. Đã có rất nhiều người làm SEO thất bại vì không biết SEO Audit. Như bạn biết đấy, thật ra SEO Audit là một phần không thể thiếu để giúp bạn  thúc đẩy SEO bằng cách giúp bạn có thể khám bệnh cho website của mình và sửa chữa nó một cách nhanh chóng trước khi đối thủ về đích. Bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về SEO Audit.
SEO Audit Là Gì
SEO Audit


Khái Niệm SEO Audit

SEO Audit là quá trình phân tích, xem xét, đánh giá hiệu suất SEO của trên toàn trang web bạn, toàn tổng thể domain của bạn cũng như các trang bạn muốn SEO cụ thể. Có  thể hiểu là một công đoạn chuẩn đoán lại bệnh website bạn gặp phải hoặc khám phá tiềm năng của website bạn so với đối thủ cạnh tranh để phát triển tốt hơn đối thủ.

Lưu ý: Không nên lạm dụng SEO Audit cho những website nhỏ hoặc những website mới thành lập, nó sẽ không mang lại hiệu quả cao mà còn tốn thời gian và chi phí của bạn nữa.

Lý do làm SEO Audit 

Để sở hữu  một  website nằm ở thứ hạng cao trên các trang kết quả kiếm tìm, website của bạn cần thỏa mãn những điều lệ mà Google đưa ra. Bên cạnh đó, vì còn có rất nhiều khía cạnh khác mà Google không bật mí, những khía cạnh này thông thường được đúc kết từ giai đoạn trải nghiệm và thử nghiệm từ những người làm SEO chuyên nghiệp. 

Vì SEO Audit là tổng hợp kế hoạch và chiến lược cho công đoạn SEO của bạn, bạn có đo lường, đánh giá và báo cáo thống kê được hiệu quả cao hơn. SEO Audit sẽ giúp cho bạn làm cho SEO một cách có trình tự khoa học, bài bản và chuyên nghiệp. Làm việc một cách khoa học, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, tối ưu chi phí và đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Lợi ích SEO Audit mang lại cho bạn

3 lợi ích bạn có được khi SEO Audit: 

  • SEO Audit giúp bạn biết được tình trạng website hiện tại của bạn – Đây là phân tích chi tiết về website của bạn đang hoạt động trong kiếm tìm, mạng xã hội, số liên kết nội bộ / liên kết bên ngoài và bất kỳ thông báo nào khác liên quan tới tình trạng website của bạn. 
  • Một danh sách các hoạt động dựa trên một danh sách kiểm tra SEO Audit cùng với mối lời giải thích cho mỗi mục và mọi mục trong danh sách. 
  • Một thống kê mô tả chiến lược tiếp thị trên Internet hoàn thiện để tận dụng phần nhiều các nguồn sở hữu sẵn của lượng truy cập và thời cơ trên Internet và không chỉ về SEO.

Thời điểm thích hợp cần SEO Audit

  • Giai đoạn bắt đầu thực thi dự án là điều chắc chắn.
  • Giai đọa đầu của mỗi quý cần SEO Audit lại để đo lường hiệu suất website 3 tháng trước như thế nào so với hiện tại để điều chỉnh nội dung, hình ảnh,…hợp lý giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Khi Website bạn có hiện tượng xấu. Ví dụ như khi website của bạn tuột hạng một cách đột ngột từ top 10 xuống thành top 50, hoặc lượng traffic của bạn giảm đột ngột, lúc này bạn cần chạy SEO Audit để khám xem website bạn có vấn đề gì, có bị Google phạt ở chỗ nào không để kịp thời xử lý nó.

Kiểm soát 2 phần cơ bản của  SEO Audit 

Điều bắt buộc đối với mọi trang web là bạn phải kiểm soát được nó, bạn hãy thử kiểm soát nó qua 2 phần cơ bản dưới đây

1. SEO On-site

SEO On-site là một phần rất quan trọng trong quá trình làm SEO. Để rà soát xem trang web của bạn có được tối ưu hóa cho các phương tiện kiếm tìm hay không, bạn cần xem xét những nhân tố sau:

  • Tiêu đề và mô tả: Chúng sở hữu duy nhất cho mỗi trang và trong phạm vi quy định. Người tiêu dùng sở hữu có thể biết được thông qua tiêu đề về những nội dung gì trang đưa ra hoặc về các gì trang này phân phối.
  • Cấu trúc URL: Bạn nên kiểm tra xem những URL cho mỗi trang là độc nhất vô nhị và được định dạng đúng.

 Ví dụ: Đây là URL ko được tối ưu hoá: http://www.moa.com.vn/15/noidung?url/121358898.
 Bạn cần tối ưu hóa URL đúng: https://www.moa.com.vn/the-nao-la-SEO.html 

URL chuẩn bao gồm từ khoá (nhưng chẳng hề là nhồi nhét trong khoảng khóa), bao gồm dấu gạch nối (‘-‘) để tách những từ khoá, là duy nhất cho mỗi trang và mang ít hơn 255 ký tự (đề cập cả tên miền). 

  • Định dạng văn bản: Đảm bảo rằng bạn ko chỉ sở hữu văn bản thuần túy trong các trang của bạn. Bất kỳ văn bản nào cần được định dạng đúng phương pháp bằng phương pháp sử dụng H1 (cho tiêu đề chính) và H2 (cho tiêu đề chính), in đậm và in nghiêng cho các phần chủ yếu, liệt kê các trường hợp thiết yếu.
  • Nội dung: Nội dung trang web của bạn phải là duy nhất. Bạn sở hữu thể tiêu dùng copyscape để rà soát đông đảo các trang của bạn về tính độc nhất vô nhị và nếu như bạn sắm thấy nội dung trùng lặp bạn phải xoá hoặc hủy chỉ mục những trang này.
  • Liên kết nội bộ: liên kết các trang của bạn lại với nhau giúp ích cho cả công cụ tìm kiếm và người tìm kiếm. Kiểm tra và đảm bảo bạn thực sự kết nối những trang liên quan nhau bằng cách tính tới 4 yếu tố sau:
  1. Đây là bạn không chỉ dùng neo văn bản từ khoá cho các liên kết nội bộ mà bạn dùng cả tiêu đề trang một cách đầy đủ và văn bản neo cho từ không phải là từ khoá.
  2. Các trang bạn muốn xếp hạng tốt hơn trong tìm kiếm khi sở hữu số lượng kết liên nội bộ lớn hơn. 
  3. Những trang bạn muốn xếp hạng phải tốt hơn trong tìm kiếm được liên kết từ trang chủ của bạn. 
  4. Bạn cần trang bị khoảng 2-10 kết liên nội bộ mỗi trang. 

2. SEO Off-Site

SEO Off-site là cũng rất quan trọng nhưng nếu như bạn không tỷ mỉ về những gì bạn làm đang khiến  bạn không biết chính xác cái gì nên làm và cái gì không nên làm thì nó cũng rất nguy hiểm. Khi bạn với thống kê báo cáo về các liên kết thì bạn cần trả lời những câu hỏi sau: 

  • Bạn sở hữu bao nhiêu tên miền kết liên? 
  • Những tên miền này được coi là tên miền tin cậy? 
  • Bạn sở hữu bao nhiêu liên kết được trỏ tới trang chủ của bạn và có bao nhiêu liên kết đến những trang nội bộ của bạn? 
  • Trang nào của bạn có nhiều nhất? 
  • Tỷ lệ % của các liên kết có dựa trên từ khoá? 

Tùy thuộc vào câu trả, bạn có thể phải thực hiện một số hành động khắc phục để đảm bảo rằng các điều này được bao gồm trong kế hoạch hoạt động của bạn.  Không giống như SEO On-site, SEO off-site không hề là một nhiệm vụ đơn giản và đó là lý do vì sao bạn cần phải biết chuẩn xác những gì bạn đang làm. Liên kết là yếu tố tất yếu nếu như bạn muốn có thứ hạng cao nhưng bạn phải thực sự khiểm soát tốt nó. Bạn cố gắng xây dựng các trang web tốt và những liên kết chất lượng sẽ tự động lan truyền.

***Lưu ý: Phân tích đối thủ là một phần không thể thiếu trong SEO Audit. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ biết được thị trường của bạn cần cái gì. Ví dụ: bạn kinh doanh về “đồng hồ hàng hiệu”, bạn phân tích được chế độ lọc của đối thủ về thương hiệu, giá cả, nhân khẩu học,… từ đó so sánh với website của bạn để biết website của bạn thiếu sót những gì

Tổng Kết

Bài viết này giúp bạn hiểu những khái niệm cơ bản của SEO Audit và tại sao khi bạn làm SEO, bạn không nên làm ngơ với SEO Audit. Do vậy, nếu như bạn thật sự quan tâm và đầu tư quảng bá thương hiệu thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, bạn nên sử dụng dịch vụ SEO Audit từ các công ty cung cấp dịch vụ SEO. Hoặc hãy đến MOA tham gia ngay khóa học SEO chuyên nghiệp để bạn có thể tự kiểm soát website của mình. Đừng ngần ngại click ngay website: www.moa.com.vn để tham khảo nhiều thông tin hơn nhé!

Moa chúc bạn thành công!


Học Viện Moa - Học Được Làm Được
Địa chỉ: 02 Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline : 0913.881.343
Website : moa.com.vn


Bí quyết tối ưu hình ảnh để "lấy lòng" Google cho Blogspot

Bạn có biết...?

Có rất nhiều người chú tâm vào việc tối ưu hóa nội dung văn bản mà vô tình quên đi việc tối ưu hóa hình ảnh, một yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO. Vì vậy khi chúng ta sử dụng dạng trình bày văn bản để đăng tải thông tin, chúng ta cần có hình ảnh và video đính kèm, chúng góp phần vào sự thành công của văn bản, chưa kể các công cụ tìm kiếm hình ảnh mang lại một số lượng lớn khách hàng qua các từ khóa.

Bí Quyết Tối Ưu Hóa Hình Ảnh
Bí Quyết Tối Ưu Hóa Hình Ảnh

Để tận dụng được cả hai công cụ này, tiếp cận khách hàng tiềm năng thì việc chú trọng vào SEO ảnh là việc nên làm, nhưng SEO ảnh như thế nào để được Google đánh giá cao cũng phải có tuyệt chiêu. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn chiếm được tình cảm của Google bằng việc tối ưu hình ảnh trong bài blog của bạn. Bài viết bao gồm:

I. Tầm quan trọng của hình ảnh trong văn bản
II. Mục đích tối ưu hình ảnh
III. Một số bí quyết tối ưu hình ảnh lấy lòng Google
   1. Tìm hình ảnh đẹp để lấy điểm trong mắt Google ở nơi nao?
   2. Đặt tên file ảnh sao cho thân thiện với Google
   3. Những định dạng mà Google thích
   4. Google rất thích hình có dung lượng đỉnh
   5. Tối ưu thuộc tính Alt để Google siêu lòng
IV. Tổng kết

I. Tầm quan trọng của hình ảnh trong văn bản

Chúng ta cần hiểu được sức mạnh của hình ảnh trong nội dung. Bạn biết không...? Con người sẽ lưu nhớ 80% cái mà họ nhìn thấy, 20% cái họ đọc và chỉ 10% cái họ nghe. 90% lượng thông tin truyền tới não là qua thị giác. Các bức ảnh lớn sẽ giúp tăng doanh số bán hàng lên tới 46%. Vì vậy một tấm ảnh giữa vài ngàn từ của bài viết sẽ giúp phân đoạn nội dung bài viết, giúp bài viết dễ đọc hơn, đôi khi chỉ cần thêm một hình ảnh vào bài viết thì bạn chẳng cần phải dùng nhiều câu chữ giải thích nữa. 

Với Google hoặc công cụ tìm kiếm nói chung, thì một số từ khóa sẽ được ưu tiên trưng ảnh lên đầu. Ngoài ra, hình ảnh trong bài viết cũng là một trong những công cụ giúp chúng ta tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và đơn giản hơn. Ví dụ bạn có một chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giữa việc đọc một văn bản về thể lệ chương trình thì khách hàng sẽ luôn bị thu hút bởi một hình ảnh gói gọn tất cả thông điệp khuyến mại của bạn trong bức hình đó. Điều này khiến người đọc có thiện cảm hơn, giảm sự nhàm chán khi phải tiếp nhận quá nhiều con chữ, giống như nhìn vào bức tường đầy chữ vậy. Vì vậy, việc tối ưu hình ảnh để lấy lòng Google là việc làm cần thiết trong qá trình SEO của bạn.

II. Mục đích "tối ưu hình ảnh"

Mục đích của SEO hình ảnh là bạn sử dụng các kỹ thuật nhằm tối ưu hình ảnh, giúp nó trở nên thân thiện với Google và được Google xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm hình ảnh. Thêm vào đó, SEO hình ảnh còn giúp bạn tăng lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm và có một lý do rất đơn giản nữa là đọc giả thích bài viết của bạn hơn. Sau đây là 4 lợi ích của việc tối ưu hình ảnh:
  • Tăng lưu lượng truy cập vào blog mạng xã hội như Pinterest, Instagram.
  • Điểm thứ hạng của bạn sẽ cao hơn những đối thủ cạnh tranh
  • Chiếm vị trí cao “trong lòng” anh bạn Google đáng mến khi nội dung của bạn có hình ảnh và tối ưu đúng cách.
  • Thêm cơ hội nhận backlink khi các blogger khác sử dụng lại hình ảnh và cung cấp một link trỏ về blog của bạn nếu bạn có thể tự sáng tạo ra hình ảnh mới cho riêng bài viết của mình. Ví dụ như những Infographic.

III. Một số bí quyết "tối ưu hình ảnh" lấy lòng Google

1. Tìm hình ảnh đẹp để lấy điểm trong mắt Google ở nơi nao?

Có 2 cách chủ yếu để bạn có được hình ảnh đẹp:

Cách 1: Bạn có thể tự tạo ra hình ảnh bằng cách tụ chụp hình, hoặc tự thiết kế ảnh bằng các phần mềm photoshop, illustrator. Bạn có thể nhờ vả đến những công cụ online " Canva.com", "PicMonkey.com" cũng sẽ giúp bạn tạo ra những hình ảnh rõ nét và sinh động.
Canva Công Cụ Tạo Ảnh

Cách 2: Bạn có thể vào những nguồn sau đây để lấy hình ảnh về, nhưng lưu ý bạn đừng sử dụng những hình ảnh cấm và hình ảnh có watermark nhé vì như vậy sẽ mất điểm trong mắt Google đấy!
Pexel.com
Flickr.com
Creativecommon.com
Visuahunt.org
Wikipedia.org
Pxhere.com

2. Đặt tên file ảnh sao cho thân thiện với Google

"Cái tên nói lên tất cả" 
Vì vậy, để Google cảm thấy có thiện cảm với bạn, bạn hãy chắc chắn một điều rằng “tên file ảnh được đăng tải liên quan đến nội dung bài viết và có chứa từ khóa mục tiêu”. Đây là cách hiệu quả gây sự chú ý  để bạn có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Cách đặt tên chuẩn là: Tên hình sẽ đặt không dấu, khoảng cách giữa các chữ sẽ để dấu gạch. Ví dụ: khóa học Seo chuyên nghiệp, bạn sẽ phải đặt tên là: khoa-hoc-Seo-chuyen-nghiep

3. Những định dạng mà Google thích

 Ba định dạng mà thông thường mọi người hay dùng và Google thích nhất là JPEG, GIF, PNG.
  • JPEG/ JPG: định dạng ảnh sử dụng nhiều nhất, hiển thị nhiều màu sắc, phù hợp các file ảnh chụp kỹ thuật số, hỗ trợ đa màu. Đây cúng là định dạng nhiều người sử dụng vì nó dễ dàng nén dung lượng hình ảnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, người dùng có thể tải hình nhẹ và nhanh, không phải chờ lâu.
  • GIF: là những hình động, bạn có thể sử dụng để làm minh hoạ sinh động cho các bài tin tức, bài blog. Tuỳ vào kích thước và số hình chuyển động, mà hình có thể nặng vài KB cho tới vài chục MB.
  • PNG: là định dạng này sẽ giúp nén dung lượng hình ảnh của bạn một cách đáng kể và nó sẽ hiển thị tốt nhất với các file ảnh đồ họa. Thông thường website sẽ load danh sách những tấm hình có dung lượng thấp, khi người dùng muốn xem thêm tấm hình nào, sẽ bấm vào, lúc này một trang mới hiện ra với tấm hình có chất lượng cao, như vậy nó sẽ không làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

4. Google rất thích hình có dung lượng đỉnh 

Một tấm ảnh quá nặng có thể khiến blog của bạn chậm hơn, nhiều lúc người đọc không đủ kiên nhẫn để chờ hình ảnh load xong. Do đó, tối ưu dung lượng file ảnh là việc bắt buộc để tiết kiệm dung lượng host, băng thông, không làm giảm tốc độ tải trang. Bạn nên nén ảnh để giảm dung lượng ảnh (image size) trước khi tải lên Blog.

 Kích thước chuẩn của ảnh sử dụng trong Blogspot là 800x500px. Bạn hãy đảm bảo rằng, dù thay đổi kích thước hình ảnh mà dung lượng hình ảnh vẫn phải chất lượng.

Ngoài ra, có một số công cụ giúp bạn giảm dung lượng hình nhưng ảnh vẫn giữ được chất lượng đỉnh: Adobe Photoshop, TinyPNG, Jpegmini, Caesium, ImageOptim, PngOptimizer, Kraken. Bạn cứ thử sử dụng các công cụ xem cái nào hữu ích phù hợp nhất thì dùng.
Tiny giảm dung lượng ảnh

5. Tối ưu thuộc tính Alt để Google siêu lòng

Thuộc tính Alt (alternative text – văn bản thay thế) của ảnh sẽ được hiển thị trên Google Images. Có thể nói Alt chính là từ khóa của ảnh.

Các bot tìm kiếm của Google chỉ đọc được các thông tin từ URL và thuộc tính Alt của ảnh. Mục đích của Alt là cung cấp nội dung mô tả tập tin hình ảnh và hiển thị thông tin thay thế khi hình ảnh bị lỗi không hiển thị. Mỗi khi bot Google quét nội dung bài viết, nhìn thấy thuộc tính Alt nó sẽ biết tại vị trí đó có hình ảnh và hình ảnh đó có nội dung gì. Bạn hãy nhớ tối ưu Alt trong phần văn bản thay thế để Google siêu lòng với ảnh của bạn.

Ví dụ :<img alt="Cách tối ưu hình ảnh" title="Bí quyết tối ưu hình ảnh" src="toi-uu-hinh-anh.png"/>

Thẻ ALT có thể cho từ khóa vào để tối ưu cơ hội lên top của bạn, trong SEO ảnh thì thẻ ALT này là thẻ quan trọng nhất, nhưng khi nó không tồn tại thì Google hiểu ảnh theo cả ngữ cảnh bài đăng hoặc nơi mà nó xuất hiện, hoặc chính là chú thích  ngay dưới ảnh đó. Tựa đề của ảnh thì tùy chọn, bạn có thể cho giống với ALT text cũng được.

IV. Tổng kết

Như những gì bạn đã đọc ở trên, SEO ảnh là một kỹ thuật trong SEO, vì vậy bạn hãy bỏ túi 5 bí quyết vàng tối ưu hình ảnh cho Blogspot của bạn chiếm được tình cảm của Google cũng như tạo ra một bài blog chuyên nghiệp nhằm thu hút người đọc, tăng lượng truy cập từ khách hàng tiềm năng của bạn nhé!

Bạn mong muốn website của mình chiếm vị trí cao trong tim Google, bạn muốn có thêm nhiều khách hàng truy cập vào website của mình mỗi ngày, hoặc bạn đang là SEOer muốn nâng cao tay nghề, trở nên chuyên nghiệp hơn thì SEO ảnh không là chưa đủ, bạn hãy đến đồng hành cùng MOA, tham gia ngay khóa học SEO chuyên nghiệp tại MOA, với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực SEO, chúng tôi sẽ giúp bạn đạt được những gì bạn mong muốn. Đừng ngần ngại, truy cập ngay vào website: www.moa.com.vn 


Chúc bạn thành công!



Học Viện MOA: Chuyên Đào Tạo Marketing Online "Cầm Tay Chỉ Việc"
Địa chỉ: 02 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Hotline 1: 091 388 13 43
Hotline 2: 0903 488 343

Nghiên Cứu “Từ Khóa” SEO Chỉ Với 5 Bước Siêu Đẳng

Bạn đã biết 

Từ khóa một trong những thuật ngữ quen thuộc, không thể không biết đối với những ai đã đang và sẽ làm SEO. Nó chính là một chìa khóa giúp kết nối khách hàng và bạn, mang đến doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích và xây dựng từ khóa là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình SEO website. Đây là bước đệm đầu tiên, viên gạch nền móng giúp bạn xây dựng cầu nối đến những khách hàng tiềm năng.

Quy Trình Nghiên Cứu Từ Khóa
Nghiên Cứu "Từ Khóa"

Khái niệm “Từ khóa”

Từ khóa (keyword) chính là từ/cụm từ mà người dùng của đánh vào mục tìm kiếm của google để tìm kiếm 1 thứ gì đó trên mạng mà họ đang quan tâm để tìm hiểu thêm thông tin, để mua, để tải về máy.

Nghiên cứu từ khóa là hoạt động tổng hợp các gợi ý từ nhiều công cụ và định hướng của dịch vụ sản phẩm để tạo ra danh sách cụm từ tìm kiếm của người sử dụng.  Từ đó xây dựng chiến lược phát triển nội dung, chiến lược marketing tổng quát của doanh nghiệp và đặc biệt là chiến dịch marketing online.

Nghiên cứu “Từ Khóa” quan trọng như thế nào trong SEO

Việc nghiên cứu từ khóa có ý nghĩa rất to lớn đối với một dự án seo, khi bạn thực hiện công việc này có nghĩa là bạn đang định hướng đường đi cho cả một dự án SEO, lựa chọn những từ khóa để phát triển cho dự án sau này. Việc nghiên cứu từ khóa cũng có thể được coi là một công việc nghiên cứu khách hàng, nắm bắt được họ có nhu cầu gì, mong muốn gì để đưa ra các thông tin hữu ích cho họ.
Tại sao chúng ta cần phải thực hiện công việc nghiên cứu từ khóa mỗi khi bắt đầu thực hiện một dự án SEO. Không những vậy, chúng ta còn cần phải thực hiện công việc này thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện dự án. 
Vậy nghiên cứu "từ khóa" quan trọng như thế nào?

  • Giúp bạn không SEO những từ khóa vô nghĩa.
  • Xác định chính xác từ khóa phụ hỗ trợ xây dựng cấu trúc website
  • Nắm bắt được điều khách hàng đang quan tâm, nhu cầu, mong muốn của họ
  • Đánh giá độ chuyển đổi của từ khóa từ đó quyết định được nên đầu tư vào từ khóa nào để đem lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Tăng lượng traffic truy cập vào website, tăng số lượng khách hàng tiềm năng có chuyển đổi cao.
  • Xây dựng và phát triển nội dung của website một cách dễ dàng hơn.

Chỉ có thấu hiểu sản phẩm, thấu hiểu người dùng bạn mới có thể sàng lọc ra những từ khóa hợp lý, chất lượng cho chiến dịch SEO của bạn. Việc nguyên cứu từ khóa vô cùng quan trọng, tuy nhiên lại có rất nhiều người xem nhẹ, làm qua loa dẫn đến việc định hướng nội dung sai gây tốn công sức mà không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy phải làm thế nào? Quy trình ra sao? Sử dụng các công cụ phân tích từ khóa, công cụ nghiên cứu từ khóa nào cho hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Phân biệt loại và kiểu “Từ khóa”

1. Loại Từ Khóa

Từ khoá được chia làm 3 loại dựa vào mục đích tìm kiếm của người dùng, hiểu được điều này sẽ giúp bạn phân tích tốt hơn:
  • Từ khoá thương hiệu: đây chính là những từ khoá về tên thương hiệu, tên website/blog, tên miền… Người dùng tìm kiếm từ khoá này bởi vì họ đã biết về công ty, thương hiệu, sản phẩm của bạn và họ muốn tìm để vào website/blog. Ví dụ những từ khoá như Thegoididong, Dienmayxanh, HocvienMoa,… chính là từ khoá thương hiệu.
  • Từ khoá thông tin:  mục đích của người dùng tìm kiếm từ khoá này để tìm hiểu thông tin. Các từ khoá thông tin thường chứa cụm từ bằng một câu hỏi như “ở đâu” “như thế nào” “làm sao”,… mục đích của người tìm kiếm từ khoá thông tin là để hỗ trợ thêm cho những điều họ đã mua, đã quyết định và họ mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ. Ví dụ về những từ khoá thông tin đó là “làm sao để kiếm tiền online”, “học bán hàng online ở đâu”, “báo giá khóa học marketing online”,...
  • Từ khoá thương mại: Hay còn được gọi với cái tên quen thuộc từ khoá mua hàng , loại từ khoá này được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích chuyển đổi thành doanh thu, tạo ra giao dịch, chuyển đổi. Khi người dùng tìm kiếm loại từ khoá này thường họ đã tìm hiểu đủ thông tin và họ đang có ý định để mua, để sở hữu sản phẩm dịch vụ đó. Một số ví dụ về từ khoát thương mại đó là “mua iphone 7 plus red”, "download ebook dạy con làm giàu”, “đăng ký khóa học kinh doanh online",...

2. Kiểu Từ Khóa

  • Từ khóa ngắn: Là những cụm từ ngắn bao gồm 2 đến 3 từ ghép lại thành cụm từ có nghĩa thường có lượt truy vấn lớn. Ví dụ như kinh doanh online, bán hàng trên facebook, facebook marketing,...
  • Từ khóa dài:  Là những cụm từ truy vấn bao gồm từ 4 từ trở lên ghép lại thành cụm từ có nghĩa. Từ khóa dài thường có ý nghĩa mở rộng và chi tiết hơn từ khóa ngắn. Ví dụ như cách kinh doanh online hiệu quả, kiếm tiền bằng affiliate,...

Mỗi từ khóa đều ẩn giấu một "ý định" tìm kiếm của khách hàng. Vì vậy tiếp theo dưới đây bài viết sẽ giúp bạn nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả hơn.

Nghiên cứu “Từ khóa” qua 5 bước 

1. Xác định mục tiêu SEO

Công việc đầu tiên chính là tìm hiểu về nghành, sản phẩm, dịch vụ cũng như công việc kinh doanh của bạn. Bạn cần phải hiểu bản thân mình mới có thể nói cho khách hàng về những thứ mà bạn có, đáp ứng và thuyết phục các nhu cầu khách hàng.

Hãy xác định "bạn là ai" "khách hàng của bạn là ai" từ đó mới định hướng, hướng đi một cách chính xác nhất.

2. Xác định các từ khóa hạt giống.

Đây là công đoạn dễ nhất trong quá trình nghiên cứu từ khóa, đơn giản là bạn chỉ cần nghĩ trong đầu khách hàng sẽ tìm gì trên google để tìm đến trang web của bạn, sau đó nghĩ ra vài từ khóa (mỗi từ khóa gồm 2-3 từ).

Ví dụ bạn đang làm website nhằm mục đích cung cấp các kiến thức Bán Hàng Online cùng với việc quảng bá khóa học Bán Hàng Online nào đó thì những từ khóa hạt giống ban đầu có thể là : học bán hàng online, bán hàng online, trung tâm dạy bán hàng online,...

Mục đích của việc từ khóa hạt giống này là chúng ta đang sử dụng kỹ thuật “niching down” trong việc phân tích từ khóa ngách, có nghĩa là từ 1 lĩnh vực lớn, dần dần sẽ mổ xẻ nó ra thành các ngách nhỏ hơn, sau đó tiếp tục phân tích và nghiên cứu từ khóa này và bắt đầu xây dựng website từ nhỏ lên lớn.

3. Phân loại từ khóa ưu tiên của bạn

Khi bạn có danh sách từ khóa ưu tiên cho chiến dịch của mình, bạn nên phân loại từ khóa thành các phân đoạn cụ thể cho mục tiêu kinh doanh. Điều này cho phép báo cáo chi tiết hơn và hiểu biết về hiệu suất.

Ở mức tối thiểu, bạn nên có tất cả các từ khóa được phân loại giữa thương hiệu và không phải thương hiệu. Danh mục bổ sung có thể bao gồm loại sản phẩm, thương hiệu phụ, nhóm doanh nghiệp, dựa trên từ khóa hoặc từ khóa ánh xạ đến mục tiêu kinh doanh hoặc phân khúc khách hàng cụ thể. Phân loại giúp mọi người trong nhóm của bạn dễ dàng hiểu được tác động mà SEO đang có ở mức độ có ý nghĩa hơn.

4. Nghiên cứu sâu, kiếm tra độ cạnh tranh.

Sau khi bạn làm bước dễ nhất, sẽ đến bước khó nhất trong công đoạn nghiên cứu từ khóa, thực ra nó cũng không khó nếu bạn làm quen.

Bước nghiên cứu sâu từ khóa sẽ bao gồm kiểm tra các từ khóa nhỏ, các từ khóa liên quan đến từ khóa hạt giống đã nêu ra ở trên, xem xét lượng tìm kiếm mỗi tháng của các từ khóa, số lượng từ trong mỗi từ khóa, độ liên quan đến từ khóa muốn nhắm tới và quan trọng nhất là xem xét về cạnh tranh từ khóa.
Thật tốt khi google cung cấp đầy đủ các công cụ để hỗ trợ bạn:
  • Google keywords planer: kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa, tỉ lệ chuyển đổi.
  • Google Insight Search và Google Trends: giúp bạn so sánh lượng search và xu hướng tìm kiếm của khách hàng.
  • Google Search Box: Giúp bạn tìm gợi ý từ khóa liên quan
Nếu có điều kiện bạn có thể tham khảo sử dụng thêm công cụ mất phí ahrefs: giúp phân tích từ khóa cũng như lượngtìm kiếm hàng tháng của từ khóa, tỉ lệ chuyển đổi. 

5. Định hướng phát triển từ khóa thành nội dung

Nói chung, nếu bạn có điều kiện, ngân sách, nhân lực thì bạn nên phát triển vào 3 loại từ khóa mình đã nói ở trên, vì khi phát triển website thì lượng truy cập tăng sẽ mang nhiều đơn hàng cho bạn, có nghĩa có người truy cập thì khả năng kiếm được tiền của bạn càng cao. Nhưng nếu bạn làm đơn lẻ, không có nhiều thời gian, điều kiện thì bạn bắt buộc phải tập trung mạnh vào từ khóa thương mại và xây dựng nội dung thêm về từ khóa thông tin.

Ở bước này bạn sẽ định hướng, sẽ phát triển nội dung gì cho từ khóa. Quá trình nghiên cứu từ khóa sẽ kết thúc và bạn sẽ chuyển qua 1 công đoạn lớn mới mà bạn cần học tập thật nhiều, đó là content marketing.

Kết Luận

Nghiên cứu từ khóa là công đoạn mà những ai muôn SEO 1 trang web đều phải thực hiện, nó sẽ không khó nếu bạn làm quen. Có 1 bộ từ khóa tốt không những giúp bạn có thể nhanh chóng nhận được nhiều lượt truy cập từ Google, mà nó còn có thể định hướng phát triển soanh nghiệp cho bạn, giúp bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn với chính website của mình.

Bạn có thêm tham khảo thêm nhiều kiến thức SEO ở đây: 

HỌC VIỆN MOA CHÚC BẠN THÀNH CÔNG

Seo Fanpage: Miếng mồi ngon Marketing 0 đồng dành cho bạn.


Bạn đã biết

Hiện nay, Facebook là nơi không chỉ đơn thuần giải trí mà còn là mảnh đất kinh doanh đầy tiềm năng nếu như ai biết sáng tạo và có hướng đi đúng đắn.

Vậy để kinh doanh online trên Facebook hiệu quả thì bên cạnh một doanh nghiệp phải tốn khá nhiều chi phí chạy quảng cáo từ Facebook Ads, chúng ta còn một vài thủ thuật nhỏ để  tối ưu hóa Fanpage của bạn hay còn được gọi là Seo Fanpage - tăng hạng trong công cụ tìm kiếm trên Facebook. Tôi gọi đây là Marketing 0 đồng dành cho bạn.

Seo Fanpage hiệu quả
SEO FANPAGE FACEBOOK

 Thế nào là SEO Fanpage?

SEO Fanpage  là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Facebook để khi người dùng tìm kiếm thì kết quả của bạn sẽ hiển thị trong TOP hiển thị của Facebook. Đây là phương pháp giúp bạn đưa sản phẩm tiếp cận đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tìm Kiếm


Bạn thử gõ tìm kiếm bất kỳ một từ khóa nào đó trên thanh tìm kiếm Facebook thì lần lượt các Địa điểm, Trang, Bài viết,… liên quan đến từ khóa sẽ xuất hiện. Vậy bạn thấy đó, từ khóa chính là yếu tố đầu tiên bạn cần khi  muốn SEO Fanpage của mình lên Top đấy!

 Sự ngon lành của miếng mồi mang tên "từ khóa"

1. Từ khóa trong Tên Trang

Tên Trang vô cùng quan trọng trong việc SEO Fanpage. Bởi tên
Fanpage xây dựng nhằm mục tiêu:

  • Giúp xây dựng thương hiệu trên Facebook: Tên facebook của bạn cũng giống như domain của 1 website. Vì vậy, Tên Trang cần các tiêu chí dễ hiểu, nổi bật lên loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp
  • Người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm và theo dõi: Bạn nên gắn các từ khóa liên quan trới mặt hàng của dịch vụ và sản phẩm của bạn và tên thương hiệu.
Tên trang có chứa từ khóa

Một số gợi ý cách đặt Tên Trang:


  • Từ khóa + thương hiệu:Khóa học đào tạo quảng cáo Google Adwords - Học Viện Moa
  • Từ khóa + địa điểm(local): Khóa học đào tạo quảng cáo Google Adwords tại Tp HCM
  • Thương hiệu + địa điểm: Học Viện Moa – Khóa học đào tạo quảng cáo Google Adwords tại Tp. HCM
  • Thương hiệu: Học Viện Moa
  • Từ khóa + địa điểm + thương hiệu: Khóa học đào tạo quảng cáo Google Adwords tại Tp. HCM – Học Viện Moa

2. Từ khóa trong URL của Fanpage 

Phần tiếp theo khá quan trọng tôi muốn lưu ý tới các bạn chính là điều chỉnh URl của fanpage. Nếu để ý ta sẽ thấy khi tạo fanpage, đường dẫn fanpage mặc định sẽ có dạng: www.facebook.com/username 

Ví dụ: Fanpage của Học viện Moa: https://www.facebook.com/khoahocdaotaogoogleadwordshvmoa/ 

URL có chứa từ khóa


Hãy tối ưu đường link sao cho giống hoặc gần với Tên Trang. Điều này góp phần vào tiêu chí quan trọng trong  thủ thuật SEO Fanpage.

3. Từ khóa trong phần mô tả thông tin Trang

Tối ưu thông tin Fanpage giống như việc bạn trang trí cửa hàng của bạn vậy, phần thông tin rất quan trọng và nó quyết định tới nhiều yếu tố khác đấy. Hãy thử nhìn lại các Fanpage của bạn đã làm và phần thông tin bạn đã tối ưu tới đâu rồi.

Phần mô tả thông tin của Fanpage bạn cần điền đủ thông tin có kèm từ khóa trong phần profile của trang nhằm tăng tính xác thực và cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng.

Mô tả Trang có chứa từ khóa


SEO title: là tên fanpage
Meta: Phần mô tả website (hiển thị dưới tên trang)
Thông tin của fanpage gồm:
  • Địa chỉ, thành phố phục vụ cho tìm kiếm địa phương
  • Giới thiệu công ty và sản phẩm là những thông tin quan trọng
  • đối với các thao tác tìm kiếm sản phẩm
  • Trang web liên hệ (nếu có)

4. Từ khóa trong Hastag

Hashtag là thao tác dễ dàng,nhanh chóng. Bạn chỉ cần # kèm theo từ khóa là xong, tuy nhiên vẫn luôn lưu ý là hashtag sẽ chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng một cách thông minh. Nếu không thì chả có tí hiệu quả nào. Theo tôi, SEO từ khóa nào thì đặt Hashtag đó.


Hastag có chứa Từ Khóa

Mùi Status

Content trên Facebook là phần vô cùng quan trọng. Đây sẽ là yếu tố quyết định hiệu quả của chiến lược về “cách Seo Fanpage lên top Facebook”. Khi viết một bài đăng mới thì 18 kí từ đầu tiên là Meta Description. Chính vì vậy từ khóa cần SEO bạn phải chèn đầu tiên của bài post. Nên lưu ý điều này nhé.

Làm gì để thu hút được người xem vào bài viết bạn vừa đăng? Một bài viết muốn thu hút người dùng click thì cần phải hay và có hình ảnh đẹp. Hãy chèn các từ khóa liên quan tới Fanpage để làm chú thích cho hình ảnh. Đây cũng là cách gây tò mò cho người đọc click vào.Vì thế hãy đầu tư và dành thời gian để content hoàn hảo nhất.Bài đăng cần được trau chuốt và hấp dẫn chứ không đơn giản là “share/đăng cho có” đâu nhé. Đừng quên tag và hashtag, check in, emotion cho từng bài viết để tăng sự lôi cuốn nữa nhé!

Content Status hay


Lưu ý: Thêm vào đó, việc đăng status và ghi chú thường xuyên giúp bạn giữ tỷ lệ tiếp cận khách hàng tốt hơn, qua đó lưu giữ mối quan tâm từ bộ máy tìm kiếm.


Phần ăn giá trị từ những đánh giá đề xuất

Những đánh giá đề xuất từ khách hàng rất quan trojgn, ngoài chức năng tăng độ tin tưởng của Fanpage thì còn giúp Fanpage lên TOP. Page càng nhiều đánh giá tốt thì khả năng lên TOP càng cao.

Nếu fanpage của bạn mới chưa có đánh giá nhiều thì có thể sử dụng dịch vụ để họ làm cho bạn. Lưu ý nhớ chọn những nơi nào uy tín kẻo tiền mất tật mang nhé.

Giá trị từ những đánh giá


Tổng kết

Ngoài những "miếng" trên, còn rất nhiều mảng miếng giúp bạn SEO FANPAGE một cách hiệu quả nhất. Bạn có thấy thật “sướng” khi Fanpage của mình nằm trên Top tìm kiếm trong Facebook không? Hãy để Moa đồng hành giúp "sướng hơn" khi gặt hái được doanh số mình hằng mong ước qua khóa học Facebook Marketing chuyên sâu nhé, đừng ngần ngại click ngay  www.moa.com.vn.

Tham khảo thêm kiến thức Facebook Marketing tại đây:
https://marketingonlinecantho.blogspot.com/2018/11/bi-kip-xay-dung-noi-dung-fanpage-ban-hang.html

3 Trường Phái Thuật Ngữ Cho Thế Giới Digital Marketing


Khái niệm thuật ngữ Digital Marketing


       Ngày nay  Internet rất phổ biến cho các hoạt động marketing và truyền thông. Bạn muốn tiếp cận thị trường để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả? Vậy Internet chính là phương tiện tốt nhất cho các chiến lược tiếp thị của bạn.
Thuật ngữ Digital Marketing
Thuật ngữ Digital Marketing

Digital Marketing (Tiếp thị số) là một thuật ngữ dùng để mô tả các chiến lược tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số, giúp doanh nghiệp của bạn kết nối với khách hàng một cách nhanh chóng và hiểu quả.
     
      3 đặc điểm của Digital Marketing:
- Sử dụng phương tiện kỹ thuật số.
- Tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số.
- Tương tác được với khách hàng.
     
      Với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của Digital Marketing bên cạnh marketing truyền thống, nó giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn khi thực hiện các chiến dịch marketing bán hàng một cách hiệu quả nhất. Vậy bạn cần biết những thuật ngữ nào trong lĩnh vực Digital Marketing?

3 Trường phái thuật ngữ của Digital Marketing

1. Các phương tiện và công cụ trong Digital Marketing

Các phương tiện và công cụ


      Google Adwords: Đây là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các bạn đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. “Quảng cáo từ khoá” hay “Quảng cáo tìm kiếm” cũng là một dạng của Google Adwords.

     Google Adsense: Một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

       Google Analytics: Là công cụ cho phép bạn cài đặt miễn phí trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.

       Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

      Facebook ads – facebook advertising: Là một công cụ cho phép doanh nghiệp quảng cáo và sử dụng các dịch vụ trên Facebook

      Landing Page: không phải là một website. Landing page là trang đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo khi họ click vào đường link quảng cáo. Mục đích của Landing page là kích thích người dùng hành vi mua hàng của người dùng thông qua các tác vụ như điền form, đăng ký thông tin, click mua hàng,…

2. Sự đo lường trong Digital Marketing

Sự đo lường và phân tích

       CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.


       CPA – Cost Per Action: Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

       CPC – Cost Per Click: Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.
CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions): CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

      CPD – Cost Per Duration: Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng&hellip. Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

      Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px

        Impression: là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.

3. Các hình thức tiếp thị trong Digital Marketing

Các hình thức marketing

       Affiliate Marketing: Đây là hình thức Tiếp thị qua đại lý phổ biến. Khi một Website liên kết với các Website đại lý để bán sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc.
       Amazon.com là một ví dụ điển hình đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator&hellip áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng online  trên mạng.

       Booking: Chỉ hình thức đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử của doanh nghiệp

       Content – content Marketing – tiếp thị nội dung: Đây là thuật ngữ thông dụng chỉ những thông điệp hay nội dung quảng cáo hay  truyền tải đến khách hàng nhằm đạt được mục đích đã được định ra sẵn.

      Contexual Advertising: Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

       Display Advertising: Đây  là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

        Facebook Post: Những bài đăng trên tường facebook cá nhân hoặc trên fanpage.

       Pop Up Ad - Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía trên hoặc phía dưới cửa sổ hiện tại khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.


Học Digital Marketing có cần thiết hay không?


Học Digital Marketing

       Trong lĩnh vực Digital Marketing khá rộng lớn này, còn rất nhìu các thuật ngữ ngoài những thuật ngữ cơ bản trong bài viết này mà một Digital Marketing cần biết và hiểu rõ. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của các công ty về những nhân viên làm Digital Marketing hiệu quả là không đủ. Chính vì vậy với ưu điểm của Digital Markting mang đến, nhiều bạn đã đăng ký các khoá học về Marketing Online nói riêng và Digital Marketing nói chung.

       Nếu bạn cũng thích công việc Digital Marketing hoặc muốn doanh nghiệp của bạn phát triển một cách nhanh chóng và hiệu quả thì hãy nhanh tay đăng ký và đồng hành cùng học viện MOA nhé! 

     Tự tin với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo về Digital Marketing uy tín và chất lượng, MOA sẽ giúp bạn tích luỹ nhiều kiến thức Digital Marketing, sử dụng thuần thục các công cụ Digital Marketing và hiểu rõ những thuật ngữ cần thiết trong Digital Marketing để ứng dụng chúng một cách hiệu quả nhất trong công việc cũng như doanh nghiệp của mình.

Bạn có thắc mắc hay muốn đăng ký học, đừng ngần ngại, hãy truy cập ngay Website: www.moa.com.vn.
Chúc các bạn sẽ tìm ra con đường phù hợp với mình và thành công!



Đáp án cho câu hỏi muôn thuở: SEO là gì?

Điều kiện cần và đủ để kinh doanh online thành công đó là phải có website và website đó phải lên top google.

Đa số người dùng chỉ xem trang đầu tiên  và click vào các kết quả đầu tiên trên Google. Do đó, nếu bạn lọt vào top 5, bạn sẽ có 90% cơ hội được khách hàng viếng tham website. Ngược lại, nếu bạn không nằm top Google và rơi vào trang 2, 3,...,10, bạn… gần như biến mất khỏi Google. Vậy việc SEO Website là việc rất quan trọng cho những doanh nghiệp online.

Công việc Seo là gì?
SEO là gì?


Tuy nhiên, còn rất nhiều băn khoăn của rất nhiều người mới bước chân vào thị trường online. Họ cảm thấy cụm từ “SEO Website” còn rất mơ hồ và học không biết bắt đầu làm như thế nào, làm SEO là làm gì? Vậy bài viết này chính là câu trả lời sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn bấy lâu về SEO. 

Khái niệm SEO

Ai cũng sẽ hiểu nôm na rằng SEO Website chính là việc đưa Website lên top công cụ tìm kiếm của Google. Nhưng hiểu thấu đáo hơn, để đưa được Website lên top bạn phải sử dụng rất nhiều phương bao gồm việc tối ưu hóa website, xây dựng liên kết,… làm sao để tăng cả chất lượng và số lượng lưu lượng truy cập trang web, cũng như tiếp xúc với thương hiệu của bạn thông qua các kết quả tìm kiếm mà không phải trả tiền.

Tại sao phải làm SEO?

Đơn giản là làm Seo mang lại lợi nhuận. Mọi người có câu nói vui rằng:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết thì tra Google”

Thực sự ngày nay người ta cần gì, mua gì, tham khảo gì, người ta sẽ tìm kiếm ngay trên Google cái đó. Nếu khách hàng tìm kiếm, họ thấy bạn, bạn sẽ có khách hàng. Vậy lợi ích nếu bạn có website và bạn làm SEO bạn sẽ được:

  • Website lên TOP công cụ tìm kiếm của Google là chắc chắn.
  • Bạn có khả năng tự mang về cho mình những khách hàng tiềm năng, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực của bạn.
  • Khách hàng tự tìm đến và gia tăng mua hàng trên Website bạn mỗi ngày và tự động
  • Tối ưu và tích hợp hệ thống bán hàng tự động từ tìm kiếm, thanh toán, giao nhận đến chăm sóc

Công việc của SEO

1. Công cuộc nghiên cứu

Làm gì cũng vậy, có đầu tư nghiên cứu ắt sẽ thành công. Vậy bạn cần nghiên cứu gì?

a. Nghiên cứu sản phẩm

Hiểu rõ bản chất, thành phần, cách sử dụng,… tất tật tần về sản phẩm chính là phần quan trọng nhất cho một công việc kinh doanh, dù sản phẩm của bạn là bất cứ thứ gì.
Ngay cả một người mẫu muốn quay được một viral clip quảng cáo sản phẩm cũng cần nghiên cứu và học rất nhiều để có thể thấu hiểu sản phẩm. Như vậy học mới có thể truyền tải thông điệp của sản phẩm đến người dùng một cách tốt nhất.

b. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường ở đây là việc rất rộng lớn. Nhưng hai cái đầu tiên và chủ yếu nhất đó chính là nghiên cứu về khách hàngđối thủ.

     + Khách hàng: Bất cứ cái gì bạn cũng có thể kiểm soát được, nhưng đối với con người thì không. Mỗi người một tính cách, và chắc chắn rằng sản phẩm của bạn không bao giờ có thể đáp ứng được hết tất cả nhu cầu của con người. Vì vậy bạn cần nghiên cứu những khách hàng nào phù hợp với sản phẩm của bạn, những khách hàng nào chắc chắn sẽ cần đến và mua sản phẩm của bạn. Ví dụ: Bạn bán sản phẩm trị mụn, bạn sẽ nhắm đến mục tiêu đó là những khách hàng trong độ tuổi từ 13 – 27 tuổi có khả năng bị mụn cao nhất và sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn.

     + Đối thủ cạnh tranh: Học hỏi từ đối thủ chưa bao giờ là thừa. Bạn có thể tham khảo website, cách họ SEO, cách học viết content, cách họ xây dựng backlink,… Làm theo cách mà họ đã thành công cũng là một điều tốt, nhưng tốt nhất vẫn là vừa làm theo cái đối thủ đã làm và vừa sang tạo làm những gì đối thủ của bạn chưa làm.

2. Công việc cơ bản của người làm SEO

Đừng bao giờ nghĩ SEO website chỉ có một cách duy nhất. SEO có rất nhiều cách làm và phải làm sao cho đúng không phải là chuyện đơn giản vì ngoài kia có rất nhiều đối thủ của bạn.

Công việc cơ bản của SEO

  • SEO Onpage: Tạo nội dung & trình bày thật sạch đẹp, thỏa mãn người dùng là cách tối ưu Onpage cực tốt để giúp bạn đưa website của mình lên top Google.
  • SEO Offpage: Tạo các liên kết bên ngoài như các website vệ tinh, các mạng xã hội đại diện cho website của bạn, tất cả đều trỏ về web (backlink) từ nhiều nguồn. Nhớ là khi đi backlink
  • SEO Traffic: Bạn đầu tư xây dựng những content chất lượng để kéo traffic về cho website. Traffic là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp Web của bạn có đứng TOP hay không.

3. Đo lường thành quả sau khi làm SEO

Khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường, việc thi cử và những điểm số chính là sự đo lường thành quả mà bạn đã miệt mài học tập trong suốt một năm học. Nếu điểm thấp bạn học còn tệ, và phải sửa đổi cách học và học tốt hơn vào năm học tiếp theo.
Đo lường sau khi SEO


Làm SEO cũng vậy, sau khi thực hiện công việc SEO, bạn cần phải đo lường để cải thiện năng suất của công việc. Tại sao từ khóa của mình không lên Top, tại sao không có khách hàng truy cập vào website của mình,… Biết được điều đó bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất.

Tổng Kết

Bài viết này chỉ sơ lược cho bạn hiểu về công việc của SEO.  Công việc của người làm SEO, nghe có vẻ đơn giản, nhưng cũng không dễ chút nào. Điều  quan trọng của một người làm SEO là đam mê và điều khó nhất của 1 người làm SEO cần phải vượt qua đó là sự nản long bởi vì SEO là cả một quá trình. Nhưng nếu có đam mê và kiên trì thì chẳng có gì là khó, và chẳng có gì là không vượt qua được. Mong rằng các bạn sẽ nhận được những kiến thức hữu ích từ nội dung này. 

Nếu bạn có đam mê, muốn học hỏi và theo đuổi nghề SEO, hoặc đang kinh doanh và muốn đưa website của mình lên top google, hãy về với đội của học viện MOA. Với những giảng viên đầy kinh nghiệm, MOA sẽ giúp bạn đạt được ước nguyện của riêng mình. Tìm hiểu thêm thông tin khóa học đừng ngần ngại truy cập website moa.com.vn.

Tham khảo thêm các kiến thức khác SEO Website, click ngay:
 http://marketingonlinecantho.blogspot.com/2018/09/quy-trinh-lam-seo-co-ban.html

HỌC VIỆN MOA CHÚC BẠN THÀNH CÔNG